PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH

Tuyên truyền phòng bệnh đau mắt đỏ
Ngày đăng 13/10/2023 | 09:25  | Lượt xem: 17

Tuyên truyền phòng bệnh đau mắt đỏ

     Đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng mắt, thường do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra hoặc do phản ứng dị ứng, với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sau lan sang mắt bên kia. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch. Cho đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh.

1. Nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ:

     Đau mắt đỏ có 65%-90% nguyên nhân là do virus.

     Bệnh rất dễ trở thành dịch và khả năng lây lan do tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua nhiều đường như hô hấp, nước bọt, qua tay, qua cầm nắm chạm vào những đồ vật, đồ dùng cá nhân của người bệnh như mắt kính, khăn mặt, chậu rửa mặt

     Thời tiết nắng nóng chuyển qua mưa, độ ẩm không khí tăng cao, môi trường nhiều khói bụi, điều kiện vệ sinh kém, sử dụng nguồn nước ô nhiễm, là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và bùng phát thành dịch.

2. Triệu chứng đau mắt đỏ do virus:

     Thời gian từ khi từ khi bị nhiễm đến khi phát bệnh là 3 ngày. Với các triệu chứng:

           Đỏ mắt, ngứa rát cộm mắt.

           Nhạy cảm với ánh sáng, dễ bị chói mắt.

           Chảy nước mắt, nhiều gỉ mắt bẩn, dỉ bám dính chặt hai mi mắt nhất là lúc mới ngủ dậy.

           Khó nhìn nhưng thị lực không giảm.

           Đỏ mắt, vùng mi mắt hơi sưng nề.

           Ngoài ra còn có thể bị sốt nhẹ, nổi hạch ở tai, dưới hàm gây đau, họng đỏ, amidal sưng to.

3. Phòng bệnh đau mắt đỏ:

     Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, xử dung nước sạch

     Không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng

     Không dung cgung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang…

     Vệ sinh mắt, mũi, miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường

     Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường, sát khuẩn đồ dùng, vật dụng của người bệnh

     Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ

     Người bệnh, người nghi bị bệnh đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác

     Người có các dấu hiệu đau mắt đỏ cần đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời, không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế để tránh biến chứng nặng./.